fbpx

Kiểm toán Nội bộ – mắt xích quan trọng trong hệ thống vận hành doanh nghiệp

Hiện nay, “Kiểm toán nội bộ” (KTNB) là bộ phận bắt buộc trong nhiều tổ chức doanh nghiệp. Có thể nói đây là một hoạt động đánh giá và tư vấn độc lập, khách quan, được thiết lập nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu chiến lược đã đề ra, thông qua việc áp dụng một phương thức tiếp cận có hệ thống và chặt chẽ trong công tác đánh giá và nâng cao hiệu quả của quy trình quản trị và kiểm soát rủi ro.

Trên thực tế, chức năng kiểm toán nội bộ mang lại nhiều giá trị thiết thực, hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản trị và giúp Hội đồng quản trị giám sát một cách hiệu quả môi trường kiểm soát trong doanh nghiệp. Thế nhưng cho đến thời điểm hiện tại, vẫn còn nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ tại Việt Nam hoạt động mà không thiết lập chức năng kiểm toán nội bộ.

Kiểm toán nội bộ: hàng rào bảo vệ doanh nghiệp

Có thể thấy, kiểm toán nội bộ đóng vai trò là người bảo vệ giá trị cho doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ là một quan sát viên độc lập, nhằm đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các quy định pháp luật quốc gia, đạo đức kinh doanh và quy chế hoạt động của công ty. Kiểm toán nội chịu trách nhiệm phát hiện ra những sai sót trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giữ vai trò là người tư vấn và định hướng cho ban giám đốc và hội đồng quản trị về kiểm soát rủi ro.

Chức năng tiếp theo của kiểm toán nội bộ là giúp chủ doanh nghiệp cải tiến những điểm yếu từ hệ thống quản lý và quản trị doanh nghiệp. Bằng cách phân tích, kiểm tra, giám sát quy trình hoạt động của các phòng ban trong bộ máy kinh doanh, kiểm toán nội bộ sẽ đưa ra những lời tư vấn giúp công ty hoạt động năng suất và hiệu quả hơn. Thực tế trên thế giới, các công ty có bộ phận kiểm toán nội bộ hoạt động hiệu quả thì khả năng gian lận thấp và hiệu quả kinh doanh cao hơn.

Mặc dù chiếm lĩnh vị trí rất quan trọng trong bộ máy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng có một thực tế hiện nay là hầu hết các chủ doanh nghiệp tại Việt Nam chưa nhận thức đúng về vai trò, nhiệm vụ và chức năng của kiểm toán nội bộ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ghi nhận tại Khảo sát rủi ro do EY thực hiện với các thành viên Ủy ban kiểm toán, các giám đốc điều hành và giám đốc tài chính trên toàn cầu mới đây, có đến 96% các công ty cho rằng quản trị rủi ro hiệu quả có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh trong dài hạn; 94% các công ty cho rằng chức năng Kiểm toán nội bộ (KTNB) của họ đóng vai trò quan trọng trong quản trị rủi ro; 94% công ty được yêu cầu cải thiện phạm vi rủi ro được kiểm toán trong hoạt động KTNB; 44% các công ty tin rằng hoạt động KTNB đang hỗ trợ cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu; 38% các tổ chức cho rằng chức năng KTNB của họ hoạt động hiệu quả đồng đều trên tất cả các khu vực địa lý; 37% các tổ chức cho biết chức năng KTNB của họ có tham gia vào các quyết định kinh doanh và các chiến lược kinh doanh quan trọng; 32% các tổ chức cho rằng chức năng KTNB của họ là nguồn cung cấp các lãnh đạo doanh nghiệp trong tương lai.

Theo thống kê, trong khi hầu hết những người tham gia khảo sát đều đánh giá cao vai trò quan trọng của KTNB, thì chỉ một phần trong số họ nhận thấy hiệu quả mà chức năng KTNB hiện đang mang lại cho tổ chức. Nhìn chung có đến 74% các công ty cho rằng cần phải hoàn thiện công tác KTNB trong doanh nghiệp của họ.

Clip: Nâng hạng thị trường chứng khoán: cần quản trị tốt, uỷ ban kiểm toán, kiểm toán nội bộ là then chốt

Kiểm toán Nội bộ trong giai đoạn hiện nay

Liên quan đến vấn đề bộ phận KTNB doanh nghiệp, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 5/2019/NĐ-CP quy định về công tác KTNB trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2019. Trong đó, các doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện công tác KTNB gồm: Các công ty niêm yết; doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con; doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Nghị định cũng khuyến khích các doanh nghiệp khác thực hiện công tác KTNB.

Đa phần các HĐQT tại nhiều doanh nghiệp toàn cầu kỳ vọng rất nhiều vào bộ phận KTNB có thể củng cố thêm niềm tin cổ đông với công ty, linh hoạt hoá hoạt động, hiệu quả hoá chi phí.

Theo ông Hoàng Hùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty PwC Việt Nam và nguyên là chuyên gia tư vấn quốc tế hỗ trợ xây dựng Nghị định 5, đây sẽ là một động lực mới thúc đẩy tính minh bạch trong quản trị công ty. “Với việc Nghị định 5 được ban hành, chắc chắn các doanh nghiệp, tổ chức sẽ cần đầu tư vào chức năng KTNB một cách nghiêm túc hơn, để KTNB có thể thực hiện đúng vai trò rà soát và đánh giá độc lập các quy trình quản trị, quy trình quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp”, ông Hùng cho biết.

Tuy nhiên, hai vấn đề trăn trở lớn đến nay phải kể đến: (i) “Kiểm toán nội bộ có được các năng lực phù hợp và phân bổ nguồn lực hợp lý?” và (ii) “Làm sao có thể tận dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả Kiểm toán nội bộ?”. Để giải đáp vướng mắc, cần sự hỗ trợ từ HĐQT cho đơn vị KTNB trong một doanh nghiệp, giới chuyên gia cho biết, đơn cử:

+ HQQDT hỗ trợ xác định chức năng nhiệm vụ phù hợp cho KTNB và đảm bảo thẩm quyền đầy đủ cho Kiểm toán nội bộ để họ có thể thực hiện được chức năng nhiệm vụ của mình;

+ Xác định kênh báo cáo phù hợp cho KTNB để họ đảm bảo được tính độc lập;

+ Thiết lập mối quan hệ hỗ trợ giữa KTNB với các chức năng rủi ro khác, như pháp chế, bảo mật, an toàn sức khỏe và môi trường, tuân thủ và rủi ro tín dụng, nhằm đảm bảo tránh sự trùng lắp trong phạm vi công việc của các chức năng này;

+ Tham gia vào công tác đánh giá rủi ro và lập kế hoạch KTNB; Giám sát hiệu quả và năng lực của KTNB.

Clip: Kiểm toán nội bộ chuẩn quốc tế (CPIA): Nâng cao năng lực quản trị trên thị trường chứng khoán

Làm sao xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ?

Việc xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp phải được thực hiện qua nhiều bước. Trước hết, doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu cụ thể và mục đích cụ thể của bộ phận này. Kế đó là phải xác định rõ ràng cơ cấu tổ chức, vai trò, chức năng và quyền hạn của bộ phận kiểm toán nội bộ, có thể bao gồm cả một văn kiện như điều lệ kiểm toán để bảo đảm đủ tính độc lập cho bộ phận kiểm toán nội bộ hoạt động.

Việc tiếp theo quan trọng không kém là tuyển dụng kiểm toán viên trưởng, kiểm toán viên và đào tạo họ. Một điều cần lưu ý là nghiệp vụ kiểm toán nội bộ khác nhiều kiểm toán độc lập và đòi hỏi trình độ chuyên môn và kinh nghiệm rất cao. Sau cùng, bộ phận kiểm toán nội bộ cần thực hiện kiểm toán thí điểm và tốt nhất là có sự đánh giá của một công ty tư vấn độc lập, để rút kinh nghiệm trước khi bắt đầu xây dựng chiến lược và kế hoạch kiểm toán dài hạn.

Trong đó, vấn đề nhân sự kiểm toán nội bộ (KTNB) sẽ là một trong những vấn đề chính mà các doanh nghiệp sẽ phải giải quyết.  Nguyên nhân do số lượng nhân sự có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm và bằng cấp chuyên môn về KTNB trên thị trường lao động là rất hạn chế.

Trong bối cảnh đó, chương trình đào tạo “Kiểm toán nội bộ chuẩn quốc tế – CPIA” do AFA Research & Education xây dựng hiện là chương trình đầu tiên và duy nhất đảm bảo tính thực hành cao theo các chuẩn mực quốc tế về Kiểm toán nội bộ. Chương trình thuộc Viện Kế toán Quản trị Công chức Úc (CMA Australia) và được cấp chứng chỉ “CPIA – Certificate of Proficiency in Internal Audit”. Chương trình Kiểm toán nội bộ Chuẩn quốc tế – CPIA hướng tới chuẩn hoá kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm nhiều năm tư vấn và thực hiện kiểm toán nội bộ của các chuyên gia, với chương trình khung theo chuẩn mực quốc tế (IPPF) do Viện Kiểm toán nội bộ Quốc tế (IIA) ban hành.

Chương trình gồm 3 module, mỗi module bao gồm 4 phần theo khung kiểm toán nội bộ quốc tế, kết hợp với những phần chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ các chuyên gia kiểm toán nội bộ trong các ngành khác nhau. Chương trình được xây dựng với các case study thực tiễn cho từng buổi học để học viên có thể bắt nhịp ngay lập tức vào nghề kiểm toán nội bộ. Anh Nguyễn Đăng Toàn – Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và định giá ATC cho biết: “Thực sự KTNB là một lĩnh vực rất khó vì vậy mình mong muốn được tiếp xúc với những case study thực tế. Trong chương trình CPIA, giảng viên đều có kinh nghiệm chuyên sâu và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, vì thế mình đã học hỏi được rất nhiều”

Đặc biệt trong năm 2019, AFA Research & Education đã mua bản quyền Bộ phim đào tạo nổi tiếng “False Assurance” (Kiểm toán sai phạm) do Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) sản xuất tích hợp vào chương trình đào tạo Kiểm toán nội bộ chuẩn quốc tế (CPIA). Bộ phim được phụ đề tiếng Việt với rất nhiều tình huống thực tế sẽ giúp học viên có cái nhìn chân thực nhất về công việc của kiểm toán nội bộ.

Trailer của bộ phim đào tạo “False Assurance”

———————————-

Thông tin chương trình CPIA trực tuyến 2020:

???? Khai giảng 28/07/2020: https://afa.edu.vn/cpia-kiem-toan-noi-bo-chuan-quoc-te/

???? ĐẶC BIỆT:

Ưu đãi 5% học phí trước ngày 17/07/2020

Nguồn: Tổng hợp

Tháng Bảy 8, 2020 5:35 chiều