fbpx

Kiểm toán nội bộ chuẩn quốc tế: Áp dụng tại Việt Nam cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán

Nâng cao năng lực quản trị công ty cho các nhà đầu tư quốc tế thấy lợi ích của họ được bảo vệ khi đầu tư vào thị trường Việt Nam, rủi ro của doanh nghiệp bao gồm cả rủi ro mâu thuẫn lợi ích như một số trường hợp gần đây sẽ được kiểm soát tốt qua bộ phận kiểm toán nội bộ.

Nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế mạnh mẽ trong cả phạm vi khu vực và toàn cầu, nhất là trong thời điểm uy tín quốc gia đang lên nhờ khống chế tốt đại dịch. Đón đầu các làn sóng đầu tư dịch chuyển là chiến lược quốc gia. Theo đó, TTCK sẽ là một kênh dẫn vốn quốc tế rất quan trọng. Với sự gia tăng và mở rộng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp niêm yết và định hướng mục tiêu nâng hạng TTCK Việt Nam “thị trường mới nổi của MSCI”, nhà đầu tư (NĐT) nói chung và NĐT nước ngoài nói riêng trông đợi sẽ có sự thay đổi lớn về năng lực quản trị công ty (Corporate governance).

Uỷ ban kiểm toán lần đầu tiên được quy định trong luật

Luật doanh nghiệp sửa đổi năm 2020 vừa được Quốc hội chính thức bấm nút ban hành ngày 17/6/2020. Với người trực tiếp tham gia soạn thảo luật doanh nghiệp sửa đổi lần này, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương chia sẻ rằng “Luật doanh nghiệp lần này là nhằm mục tiêu để cho doanh nghiệp lớn”. Ý của ông Hiếu có nghĩa là Luật doanh nghiệp 2020 giúp cho doanh nghiệp nâng cao vấn đề trọng tâm là “Quản trị công ty”, điều này góp phần tạo ra những doanh nghiệp lớn. Sự kiện mâu thuẫn lợi ích giữa các cổ đông, đặc biệt là cổ đông nước ngoài, với HĐQT và BGĐ công ty như trường hợp Coteccons (CTD) trên thị trường chứng khoán vừa qua đã cho thấy cải thiện quản trị công ty là thực sự cần thiết để doanh nghiệp phát triển. Đây là điểm quan trọng trong tiêu chí nâng hạng lên thị trường mới nổi của MSCI.

Với Luật doanh nghiệp 2020, lần đầu tiên khái niệm “Uỷ ban kiểm toán” được quy định cụ thể. Điều 161, Luật doanh nghiệp 2020 đã định nghĩa rõ Uỷ ban kiểm toán là uỷ ban trực thuộc HĐQT, do thành viên HĐQT độc lập làm chủ tịch và các thành viên là thành viên HĐQT độc lập hoặc không điều hành. Vai trò của Uỷ ban kiểm toán đặc biệt quan trọng trong việc giám sát HĐQT và BGĐ công ty, giảm thiểu rủi ro, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty và bảo vệ lợi ích của cổ đông. Uỷ ban kiểm toán phải giám sát bộ phận kiểm toán nội bộ. Có nghĩa là Kiểm toán nội bộ sẽ trực thuộc Uỷ ban kiểm toán nhằm đảm bảo tính độc lập trong giám sát HĐQT và BGĐ.

Clip: Nâng hạng thị trường chứng khoán: cần quản trị tốt, uỷ ban kiểm toán, kiểm toán nội bộ là then chốt

Vai trò của Kiểm toán nội trong Quản trị công ty

Hiện nay, “Kiểm toán nội bộ” (KTNB) là bộ phận bắt buộc trong nhiều tổ chức doanh nghiệp. Có thể nói đây là một hoạt động đánh giá và tư vấn độc lập, khách quan, được thiết lập nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu chiến lược đã đề ra, thông qua việc áp dụng một phương thức tiếp cận có hệ thống và chặt chẽ trong công tác đánh giá và nâng cao hiệu quả của quy trình quản trị và kiểm soát rủi ro.Trên thực tế, chức năng kiểm toán nội bộ mang lại nhiều giá trị thiết thực, hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản trị và giúp Hội đồng quản trị giám sát một cách hiệu quả môi trường kiểm soát trong doanh nghiệp.

Có thể thấy, kiểm toán nội bộ đóng vai trò là người bảo vệ giá trị cho doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ là một quan sát viên độc lập, nhằm đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các quy định pháp luật quốc gia, đạo đức kinh doanh và quy chế hoạt động của công ty. Kiểm toán nội chịu trách nhiệm phát hiện ra những sai sót trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giữ vai trò là người tư vấn và định hướng cho ban giám đốc và hội đồng quản trị về kiểm soát rủi ro.

Chức năng tiếp theo của kiểm toán nội bộ là giúp chủ doanh nghiệp cải tiến những điểm yếu từ hệ thống quản lý và quản trị doanh nghiệp. Bằng cách phân tích, kiểm tra, giám sát quy trình hoạt động của các phòng ban trong bộ máy kinh doanh, kiểm toán nội bộ sẽ đưa ra những lời tư vấn giúp công ty hoạt động năng suất và hiệu quả hơn. Thực tế trên thế giới, các công ty có bộ phận kiểm toán nội bộ hoạt động hiệu quả thì khả năng gian lận thấp và hiệu quả kinh doanh cao hơn.

Kiểm toán Nội bộ trong giai đoạn hiện nay

Liên quan đến vấn đề bộ phận KTNB doanh nghiệp, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về công tác KTNB trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2019. Trong đó, các doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện công tác KTNB gồm: Các công ty niêm yết; doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con; doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Nghị định cũng khuyến khích các doanh nghiệp khác thực hiện công tác KTNB.

Theo ông Hoàng Hùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty PwC Việt Nam và ông Phan Lê Thành Long, chuyên gia tư vấn của Ngân hàng Thế giới hỗ trợ xây dựng Nghị định 05, KTNB là một động lực mới thúc đẩy tính minh bạch trong quản trị công ty. “Với việc Nghị định 05 được ban hành, chắc chắn các doanh nghiệp, tổ chức sẽ cần đầu tư vào chức năng KTNB một cách nghiêm túc hơn, để KTNB có thể thực hiện đúng vai trò rà soát và đánh giá độc lập các quy trình quản trị, quy trình quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp”.

Clip: Kiểm toán nội bộ chuẩn quốc tế (CPIA): Nâng cao năng lực quản trị trên thị trường chứng khoán

Làm sao xây dựng đội ngũ kiểm toán nội bộ

Vấn đề nhân sự kiểm toán nội bộ (KTNB) sẽ là một trong những vấn đề chính mà các doanh nghiệp sẽ phải giải quyết.  Nguyên nhân do số lượng nhân sự có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm và bằng cấp chuyên môn về KTNB trên thị trường lao động là rất hạn chế.

Trong bối cảnh đó, chương trình đào tạo “Kiểm toán nội bộ chuẩn quốc tế – CPIA” do AFA Research & Education xây dựng hiện là chương trình đầu tiên và duy nhất đảm bảo tính thực hành cao theo các chuẩn mực quốc tế về Kiểm toán nội bộ. Chương trình thuộc Viện Kế toán Quản trị Công chức Úc (CMA Australia) và được cấp chứng chỉ “CPIA – Certificate of Proficiency in Internal Audit”. Chương trình Kiểm toán nội bộ Chuẩn quốc tế – CPIA hướng tới chuẩn hoá kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm nhiều năm tư vấn và thực hiện kiểm toán nội bộ của các chuyên gia, với chương trình khung theo chuẩn mực quốc tế (IPPF) do Viện Kiểm toán nội bộ Quốc tế (IIA) ban hành.

Chương trình gồm 3 module, mỗi module bao gồm 4 phần theo khung kiểm toán nội bộ quốc tế, kết hợp với những phần chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ các chuyên gia kiểm toán nội bộ trong các ngành khác nhau. Chương trình được xây dựng với các case study thực tiễn và kỹ thuật phân tích dữ liệu để học viên có thể bắt nhịp ngay lập tức vào nghề kiểm toán nội bộ.

Đặc biệt trong năm 2019, AFA Research & Education đã mua bản quyền Bộ phim đào tạo nổi tiếng “False Assurance” (Kiểm toán sai phạm) do Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) sản xuất tích hợp vào chương trình đào tạo Kiểm toán nội bộ chuẩn quốc tế (CPIA). Bộ phim được phụ đề tiếng Việt với rất nhiều tình huống thực tế sẽ giúp học viên có cái nhìn chân thực nhất về công việc của kiểm toán nội bộ.

Trailer của bộ phim đào tạo “False Assurance”

_________________________

Thông tin chương trình CPIA trực tuyến 2020:

Khai giảng 28/07/2020: https://afa.edu.vn/cpia-kiem-toan-noi-bo-chuan-quoc-te/

ĐẶC BIỆT: Ưu đãi 5% học phí trước ngày 17/07/2020

Tháng Bảy 14, 2020 9:37 chiều